Thị trường BĐS hiện nay cho phép giới đầu tư kỳ vọng về mạng lưới khu đô thị hiện đại trong tương lai tại phía Tây Hà Nội, góp phần tạo nên diện mạo xứng tầm với quy hoạch trung tâm hành chính – kinh tế mới của Thủ Đô.
Ít ai biết rằng, Tây Hà Nội bây giờ – cụ thể là Hoài Đức – vốn là vùng đất của kinh thành Thăng Long cũ, là một trong 4 phủ trọng điểm của tỉnh Hà Nội thời Đồng Khánh. Với thế đất được cho trù phú và phong thủy vượng khí, Tây Hà Nội được đánh giá là “mảnh đất vàng” thuận lợi cho định hướng phát triển và quy hoạch của Thủ đô.
Theo nhận định của giới chuyên gia và phát triển bất động sản, nếu không có quyết sách mở rộng địa giới hành chính của thành phố, đưa hàng loạt trụ sở, ban ngành, các cơ quan “đầu não” về phía Tây, sẽ không có một trung tâm kinh tế – hành chính năng động như hiện nay, đánh thức vùng đất kinh thành sầm uất một thời.
Quyết sách ấy được xem như một “cú hích” cho sự trở lại của Tây Hà Nội, thúc đẩy sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông của khu vực. Chỉ trong vài năm, hàng loạt tuyến đường huyết mạch và các dự án giao thông trọng điểm được xây dựng và mở rộng: trục Tố Hữu – Lê Văn Lương, đường vành đai 3, đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, đường Phạm Văn Đồng, đường Trần Hữu Dực, tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh… giữ vai trò giúp khu Tây liên kết đa chiều với nội đô và các khu vực lân cận và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tiện ích hạ tầng khu vực.
Song song với các tuyến đường được mở rộng, các địa điểm vui chơi – giải trí, văn hóa – giáo dục có quy mô đều được phát triển tại khu Tây như: trung tâm Hội nghị Quốc gia, sân vận động Mỹ Đình, bảo tàng Hà Nội,… Mới nhất là sự hoàn thiện của đường đua công thức F1 (Mỹ Đình) và siêu thị Aeon Mall (Hà Đông),… góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, phong phú thêm nhịp sống màu sắc tại phía Tây Hà Nội.
Hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch đồng bộ, mạng lưới giao thông liên kết linh hoạt đã “mở lối” cho làn sóng ly tâm của cộng đồng người trẻ có tri thức, các chuyên gia, cán bộ cấp cao… dịch chuyển về phía Tây. Năm 2020, dù toàn thị trường bị chững đầu năm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng phía Tây vẫn “bứt phá” vào giai đoạn quý IV với sự chào bán sôi động của nhiều dự án. Có thể nói, đây là minh chứng khẳng định phía Tây Hà Nội sở hữu sức hút tiềm năng, là chốn an cư lập nghiệp đáng mơ ước của các gia đình.
Trong suốt 10 năm qua, phía Tây liên tục dẫn đầu thị trường BĐS cả về nguồn cung và mức tiêu thụ, khẳng định đây là khu vực có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Cụ thể theo báo cáo của CBRE, nguồn cung của phía Tây Hà Nội trong giai đoạn 2017 – 2019 luôn đạt ngưỡng 60 – 70% toàn thị trường. Theo các chuyên gia, phía Tây còn nhiều dư địa phát triển, khả năng bứt phá còn mạnh mẽ hơn một thập kỷ vừa qua nhờ lộ trình quy hoạch cơ sở hạ tầng dài hạn và bền vững.
Sự tập trung các cơ quan hành chính đầu não Thủ Đô, sở hữu hệ thống CSHT linh hoạt và đồng bộ nhất thành phố góp phần tạo nên một tổng thể phát triển đồng bộ cho khu vực, hướng tới giá trị cốt lõi mà mọi trung tâm/đô thị mới hướng tới: nâng cao chất lượng và trải nghiệm sống cho cư dân, nơi cư dân được hưởng tối đa mọi thuận lợi từ vấn đề di chuyển đến mọi tiện ích hạ tầng khu vực từ văn hóa, giáo dục, y tế, đến thương mại, giải trí…
Các chuyên gia dự đoán phía Tây sẽ là tọa độ lý tưởng hình thành nên chuỗi khu đô thị hiện đại và đẳng cấp đáng sống. Đây được xem là dự đoán có cơ sở với việc tiếp tục mở rộng CSHT có ý nghĩa giảm thiểu sự quá tải dân số của khu vực, nâng cao chất lượng sống cho cư dân. Nếu như trước đó, phần lớn nguồn cung của khu vực đến từ các tòa chung cư độc lập thì giai đoạn năm 2020 – đầu năm 2021, sự chú ý của giới đầu tư đổ dồn vào các KĐT đang được phát triển bởi các CĐT uy tín, có thể kể tới: KĐT Dương Nội (CĐT Nam Cường), KĐT The Manor (CĐT Bitexco), KĐT Smart City, KĐT An Lạc Green Symphony (CĐT An Lạc).
Nếu xét về mặt quy hoạch đô thị thì dự án Anlac Green Symphony lại đang là dự án được thị trường chú ý bởi mô hình khu đô thị bán khép kín với giá trị sống cốt lõi là không gian sống xanh tích hợp đa dạng tiện ích và tiêu chuẩn khá khắt khe về quy hoạch đô thị, thiết kế cảnh quan và hạ tầng hướng tới một chất lượng sống cao cấp cho cư dân khu vực này.
Nhìn tổng quan bức tranh tương lai của khu Tây, mạng lưới các khu đô thị hiện đại đang dần hình thành rõ rệt. Nhờ lộ trình quy hoạch CSHT dài hạn và có tầm nhìn đã “mở lối” cho những dự án BĐS quy mô lớn như các KĐT kể trên, góp phần kiến tạo diện mạo đồng bộ, tạo nên một màu sắc, nét đặc trưng riêng cho trung tâm hành chính – kinh tế mới của Thủ Đô.
Theo Dân trí